Sonntag, 29. November 2020

CÁN BỘ BỆNH VIỆN BÁN THUỐC DƯ THỪA ĐỂ TĂNG THU NHẬP CHO ĐỦ SỐNG – TẠI SAO?

 


Cán bộ Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa bị truy tố vì cấu kết tuồn thuốc dư thừa của bệnh nhân ra ngoài bán lấy tiền chia nhau, gây thất thoát hơn 1,6 tỷ đồng trong suốt 2 năm (2017-2019).
Ngày 27 Tháng Mười Một, 2020 tòa án tỉnh Thanh Hóa mở phiên tòa xử 5 bị cáo là nguyên cán bộ, lãnh đạo và nhân viên Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa với cáo buộc “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ“:
Các bị cáo gồm: Vi Du Lịch (48 tuổi), nguyên Trưởng khoa Nam 1; Phan Văn Giỏi (59 tuổi), nguyên Trưởng khoa Nam 2; Đinh Thị Thu Hồng (47 tuổi), nguyên Trưởng khoa Nữ; Phạm Thị Nhung (32 tuổi) và Phạm Thị Phương (35 tuổi), đều nguyên là điều dưỡng viên Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa.
Những thuốc men điều trị thừa, các bị cáo trên thay vì làm thủ tục trả lại cho bệnh viện lại cấu kết tuồn ra ngoài bán lấy tiền chia nhau. Theo Dân Trí, cơ quan chức năng đã xác định, tổng số thất thoát các bị cáo gây cho nhà nước là hơn 1,6 tỷ trong thời gian từ 2017 đến 2019.
Tại phiên tòa, tuy thừa nhận hành vi sai phạm của mình nhưng các bị cáo cũng nêu nguyên nhân là vì thu nhập của cán bộ, nhân viên trong khoa thấp, có người chỉ lãnh mức lương hàng tháng từ 2,8 đến 3 triệu đồng nên đời sống khó khăn. Việc tuồn thuốc thừa ra ngoài bán giúp họ tăng thu nhập.
Đây chắc chắn không phải là trường hợp duy nhất mà hầu như trên khắp nước, mức lương dành cho cán bộ, công nhân viên nhà nước rất thấp, không trang trải được cho cuộc sống hằng ngày. Vì thế sinh ra những tiêu cực là điều dễ hiểu thôi.
Vì việc trả lương thấp là phổ biến trên cả nước từ xưa đến giờ là chính sách của đảng và nhà nước. Chính sách này giúp tiết kiệm ngân sách rất đáng kể vì đáng lẽ phải trả lương ít nhất phải gấp 3 gấp 4 lần số lương công chức đang nhận. Mức chênh lệch lương này biến thành tài khoản ngân hàng triệu triệu đô la cho lãnh đạo các cấp, thành biệt phủ, xe xịn, phone, đồng hồ xịn và những bữa tiệc linh đình nhưng trong hoàng cung.
Xem ra, đảng và nhà nước không chỉ ăn cắp tiền đóng góp của dân (thuế) mà còn ăn cắp của các công chức như giáo viên, nhân viên y tế như trong trường hợp kể trên ở Thanh Hóa.
Xưa dưới thời VNCH lương công chức đủ nuôi gia đình thoải mái. Nhưng giờ thì không, giáo viên sau giờ dạy phải dạy thêm, chạy xe ôm hay buôn bán gì thêm... Qua đó ngoài những việc tiêu cực có thể xảy ra thì năng lực phục vụ cho công việc của nhà nước bị sút giảm là điều không tránh khỏi.
Ngọc Thu
FB Việt Tân

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen