Sonntag, 29. November 2020

PHIÊN ĐIỀU TRẦN CHO THẤY FB VÀ TWITTER ĐÃ VI PHẠM QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN


Hôm 17 Tháng Mười Một 2020, phiên điều trần lần thứ 2 của hai ông chủ công nghệ truyền thông mạng xã hội lớn nhất hiện nay, Zuckerberg (Facebook) và Dorsey (Twitter) diễn ra tại Thượng viện Hoa Kỳ.

Mục đích của cuộc điều trần nhằm xem xét để sửa đổi Mục 230 (là một phần của luật Internet ở Hoa Kỳ, Chuẩn mực Truyền thông, được đưa ra từ năm 1996), nằm trong Đạo luật truyền thông 1934.
Mục 230 định nghĩa các mạng xã hội chỉ là nhà cung cấp dịch vụ (platform), không phải là nhà xuất bản, do đó họ được miễn trừ trách nhiệm về nội dung bên thứ 3 đăng tải (người dùng). Mục này cho phép các platforms có quyền kiểm duyệt (xóa/chặn) các nội dung không phù hợp với tiêu chuẩn của platforms đặt ra. Điều này lại xung đột với Tu chính án Số 1 -Tự do ngôn luận. Tại điểm này đã bị các nhà cung cấp dịch vụ như Facebook, Twitter lợi dụng tạo nên một thứ quyền lực mềm cho chính họ, kiểm duyệt người dùng.
Suốt phiên điều trần ông chủ Facebook và Twitter vẫn quanh co chối tội, hoặc né tránh trả lời khi bị các Thượng Nghị Sĩ chất vấn.
Chất vấn là để chất vấn... chứ khi điều trần thì các TNS đã có tất cả bằng chứng trong tay rằng, hai ông (Facebook và Twitter) có can thiêp, có xóa nick/xóa bài của những người dùng ở nước ngoài theo yêu cầu của các chính quyền độc tài.
Tại VN hiện có trên 60 triệu người dùng FB, nhưng tài khoản của có thể bị đóng băng, bài bị xóa khi họ lên tiếng chỉ trích chính quyền.
Cách trả lời của 2 ông chủ ông nghệ truyền thông mạng xã hội lớn đã cho cả thế giới điều xác nhận là Facebook và Twitter đã cúi đầu trước các thể chế độc tài vì lợi nhuận.
Mục 230 cần phải được sửa đổi để người sử dụng mạng được hưởng quyền tự do ngôn luận, một quyền căn bản mà ai sinh ra cũng có quyền hưởng.

Rangdong Soc

(Phiên điều trần bao gồm nhiều vấn đề nhưng trong bài này chỉ chú trọng riêng đến vấn đề của VN)

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen