Sonntag, 29. November 2020

ĐẦU TƯ TỪ TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM ĐÁNG LO HƠN ĐÁNG MỪNG



Chuyên gia Kinh tế, bà Phạm Chi Lan chia sẻ với RFA rằng thay vì mừng, bà cảm thấy lo lắng khi dòng đầu tư từ Trung Quốc “tăng tốc” vào Việt Nam.

Dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 nhiều nước đã nhận ra điều tệ hại là họ hoàn toàn lệ thuộc vào chuỗi cung toàn cầu từ TQ. TQ không sản xuất được thì họ sẽ không còn tìm đâu ra nguồn cung cấp cho nhu cầu của họ. Trong bối cảnh này nhiều nước đã chuyển một số nhà máy sản xuất từ Trung Quốc đi các nơi khác.
Cũng như một số nước đang phát triển khác Việt Nam cũng rất mong có được đầu tư nước ngoài. Bởi vì xưa nay, đối với Việt Nam, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu luôn luôn là hai động lực quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế.
Thế nhưng, tại VN vốn đầu tư nước ngoài từ TQ vẫn luôn vượt trội hơn các nước khác. Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan và Hong Kong) đạt 76 tỷ USD, vượt qua Hàn Quốc (70,4 tỷ USD) và Nhật Bản (gần 60 tỷ USD).
Theo chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan, dòng đầu tư từ Trung Quốc “tăng tốc” vào Việt Nam là mối lo ngại nhiều hơn là mừng. Vì sao?
VN có quá nhiều kinh nghiệm đau thương với các nhà đầu tư đến từ Đại Lục:
Những nhà máy lạc hậu gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường VN như nhà máy thép Formosa, nhiệt điện Vĩnh Tân v.v...
Những dự án hạ tầng cơ sở luôn đội vốn, chậm tiến độ như đường sắt Cát Linh Hà Đông, 13 cây số kéo dài đến gần 10 năm nay mà cũng không xong, tăng vốn lên gấp mấy lần, tạo thành một gánh nặng nợ lớn cho Việt Nam hoặc như đường cao tốc từ Đà Nẵng đến Quảng Nam, chỉ mới vận hành một tháng sau là hỏng.
Những kinh nghiệm đau thương đó đến từ sự yếu kém của VN. Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan:
"Ở Việt Nam, trên thực tế nói thật là khả năng kiểm soát các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư Trung Quốc là kém. Bởi vì thường là dựa vào những cái mà nhà đầu tư Trung Quốc họ hứa hẹn hơn là những cái mà chính bản thân mình có thể thẩm định được, đánh giá được chất lượng của nhà đầu tư đó như thế nào, quá trình họ thực hiện làm sao, mình sẽ giám sát như thế nào.“
Dẫu VN đã điều chỉnh Luật đầu tư theo tinh thần Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị đặt sự quan tâm trọng tâm vào an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường như tình trạng đối với đầu tư từ TQ, thực trạng tồi tệ không có gì thay đổi. Lý do là vì:
- Sự lệ thuộc quá sâu của VN vào TQ về kinh tế và chính trị khiến VN không thể có phản ứng mạnh mẽ để buộc các công ty nhà nước TQ phải chịu trách nhiệm cho những tổn thất của mình.
- VN là đất nước tham nhũng tràn lan nên đút lót phong bì là mọi việc sẽ ổn thỏa.
- Tại VN quyền tự do ngôn luận không được thực thi nên người dân không thể đóng vai trò giám sát và lên tiếng trước những bất cập trước mắt.
Ngọc Thu
FB Việt Tân

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen