Dienstag, 6. Oktober 2020
THANH LONG ĐƯỢC MÙA RỚT GIÁ - MỘT CÂU CHUYỆN KHÔNG XA LẠ
Những ngày gần đây tại Tiền Giang thanh long rớt giá mạnh từ 15.000 - 20.000 đồng/kg xuống chỉ còn 2.000 - 4.000 đồng/kg tùy loại, thậm chí nhiều loại rẻ như bèo nhưng vẫn không bán được, khiến người nông dân điêu đứng vì mất trắng.Lý do rớt giá là vì thương lái Trung Quốc đột ngột ngưng mua hoặc chỉ thu mua loại đạt chuẩn như cân nặng mỗi trái phải khoảng 350 gram trở lên, tai xanh, vỏ đỏ tự nhiên, không bị nứt và bệnh nấm trắng. Số còn lại thì không tiêu thụ.
Các nhà vườn tại Tiền Giang trồng gần 6.000 ha thanh long với ước mong đáp ứng nhu cầu từ Trung Quốc và qua đó thu hoạch được lợi tức như mong muốn. Tuy nhiên sự việc không đơn giản như thế. Anh Dũng, một nhà vườn bộc bạch với báo Dân Trí:
“Cách đây mấy tháng, cây ra trái, thương lái Trung Quốc đặt cọc bao toàn bộ. Giờ họ chỉ mua thanh long loại 1, còn loại khác họ không mua”
Tương tự, tại Bình Thuận - thủ phủ trồng thanh long của cả nước, các nhà vườn cũng đứng ngồi không yên khi thanh long được mùa như rớt giá chỉ còn 2.000 đồng/kg.
Mách khoé của thương lái Trung Quốc thì không lạ lẫm gì khi người nông dân được mùa thì họ ngưng mua để ép giá vì đầu ra thanh long phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đến 70-80%. Tuy nhiên người nông dân Việt cứ mắc bẫy thương lái Trung Quốc từ mùa này sang mùa khác.
Vì là một chính quyền lệ thuộc Trung Quốc nên nhà cầm quyền CSVN không quan tâm bảo vệ nông dân của mình. Người nông dân Việt Nam từ nhiều năm nay điêu đứng vì những chiêu trò bất lương của các thương lái Trung Quốc.
Người nông dân phài làm gì để tự bảo vệ mình?
- Không tiếp xúc với thương lái Trung Quốc, không để những lợi tức người Trung Quốc hứa hẹn làm hoa mắt.
- Khi canh tác không trồng duy nhất một loại nông sản.
- Tìm cách mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước, không để lọt nào tình cảnh chỉ có một đầu ra.
Làm được những điều trên thì nông dân Việt không còn khóc ròng vì đến đợt thu hoạch mà thương lái Trung Quốc giở thói lưu manh không mua.
Rangdong Soc
06/10/2018 17:28
Abonnieren
Kommentare zum Post (Atom)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen