Phiên toà xét xử án lừa đảo chiếm đoạt tại Bắc Kạn có dấu hiệu lạm quyền khi chủ tọa phiên tòa tước quyền bào chữa của luật sư và cho lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên toà áp giải luật sư ra khỏi hội trường xét xử.
Lý do phiên xử ngày 21 Tháng Bảy phải dừng lại là vì:
1) HĐXX thừa nhận có sự khác biệt giữa lời khai của bị cáo Hằng với bản ghi lời khai do điều tra viên Trần Xuân Phương ghi qua đối chiếu giữa biên bản điều tra và nội dung clip ghi hình có âm thanh của bị cáo Hằng.
2) Luật sư Trần Quốc Toản, một trong 3 luật sư bào chữa đề nghị HĐXX khởi tố vụ án về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đối với các điều tra viên khi ghi thêm và ghi sai biên bản lời khai của bị cáo với mục đích buộc tội.
Thế nhưng khi phiên toà được mở lại, công đường đã "tăng nhiệt" bởi chủ toạ phiên tòa Chu Đức Quế “không cho” luật sự Trần Quốc Toản tiếp tục với phần hỏi dở dang vào chiều ngày 21 Tháng Bảy vừa qua để làm rõ nhiều tình tiết còn “mập mờ” trong vụ án.
Đỉnh điểm của sự tranh cãi “nảy lửa” giữa luật sư và chủ toạ phiên toà là luật sư Toản bị "xốc nách“ ra khỏi phòng xét xử theo lệnh của chủ tọa phiên toà.
Theo Ls Toản, Thẩm phán Chu Đức Quế đã quên mất là quyền hỏi thuộc về luật sư theo qui định của BLTTHS khi Chủ toạ phiên toà “tước” quyền bào chữa của luật sư.
Đồng thời, 2 luật sư bào chữa còn lại cũng từ chối tiếp tục phiên toà, khi cho rằng, chủ tọa phiên toà đang có dấu hiệu “lạm quyền” khi tước bỏ đi quyền bào chữa luật sư để bảo vệ thân chủ của mình.
Thế nhưng phiên xử vẫn tiếp tục diễn ra sau đó. VKS đề nghị mức án đối với các bị cáo Nguyễn Song Lý từ 8-9 năm tù. Trần Thị Minh và Lâm Văn Thông 7-8 năm tù.
Trong phần tự bào chữa cho mình, cả 3 bị cáo đều cho rằng, họ bị oan, họ không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Phiên tòa có dầu hiệu lạm quyền sai trái nhưng vẫn được bỏ qua thì công lý chỉ là trò hề và người dân vô tội là nạn nhân của nền tư pháp thổ tả.
Ngọc Thu
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen