Samstag, 25. Juli 2020

TẠI SAO CHI PHÍ DI CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM QUÁ CAO?


Hôm 9 Tháng Bảy 2020, tại Hội nghị Giải pháp cắt giảm chi phí logistics - giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt do Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) tổ chức, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Minh Phú nêu lên việc phí vận chuyển từ TP.HCM ra Hà Nội gấp đôi sang Mỹ do có quá nhiều trạm thu phí BOT.
Theo Ts Nguyễn Trung Kiên thuộc Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, số liệu so sánh chi phí logistics của Việt Nam cao hơn các nước khu vực Đông Nam Á, như 6% so với Thái Lan, 12% so với Malaysia và cao hơn đến 300% so với Singapore.
Chi phí logistics cao khiến giá thành hàng hóa mắc mỏ và làm giảm khả năng cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
3 yếu tố khiến giá thành của sản phẩm và nông sản bị đẩy lên cao nhưng các doanh nghiệp Việt Nam bị buộc phải chịu tình thế bị động về logistics và không thể tự tìm giải pháp:
1) VN có quá nhiều trạm thu phí BOT:
Theo thống kê từ Vụ Đối tác công - tư - Bộ Giao thông Vận tải trên cả nước vào thời điểm 2018 có tổng cộng 67 trạm thu phí BOT đang hoạt động. Trong số đó có những BOT được người dân gọi là BOT bẩn vì BOT đặt không đúng chỗ hoặc vẫn tiếp tục thu phí khi thời hạn thu đã chấm dứt.
Thời gian vừa qua nhiều công dân thường lên tiếng đấu tranh, phản đối về sự thu phí bất chính của các trạm thu phí BOT, điển hình Bà Đặng Thị Huệ. Vì đấu tranh chống BOT bẩn bà Huệ bị cáo buộc với tội danh “Gây rối trật tự công cộng”. Phiên tòa phúc phẩm xử bà Huệ sẽ diễn ra vào 21 Tháng Bảy tới đây. Bà Huệ rồi đây sẽ phải trả giá cho hoạt động chống BOT bằng những năm tháng tù tội là điều không thể tránh được vì BOT là những mối hợp tác làm ăn giữa các nhóm lợi ích và quan chức cấp cao của đảng CSVN.
2) Chi phí “bôi trơn" cho thủ tục hành chính và “chung-chi” cho cảnh sát giao thông:
Tham nhũng đã trở thành quốc nạn nên việc bôi trơn và đưa phong bì diễn ra hằng ngày trên cả nước.
3) Giá xăng dâu tăng:
Trong thời gian qua xăng dầu tại VN lên giá liên tục. Người dân kêu trời vì xăng dầu tăng thì kéo giá cả hàng hóa tăng theo. Tại Việt Nam giá xăng dầu do nhà nước độc quyền quản lý. Các quan chức cao cấp tùy tiện định giá nhằm bù lỗ cho các khoản đầu tư trái ngành.
3 yếu tố trên đến từ cơ chế.
Nếu làm đường xá tốt và luật rõ ràng, tất cả mọi thứ minh bạch giống như nước ngoài thì chi phí logistics sẽ được giải quyết một cách rốt ráo. Nghĩa là phải có sự thay đổi từ cơ chế. Và sự thay đổi là kết quả của một tiến trình đấu tranh.
Ngọc Thu
FB Việt Tân

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen