Samstag, 4. Juni 2022

KHÓC, NHẬN TỘI, XIN HOAN HỒNG KHÔNG TỒN TẠI TRONG MỘT NỀN TƯ PHÁP ĐỘC LẬP


Khóc, bày tỏ hối hận, xin lỗi và xin hoan hồng của quan chức CSVN trước tòa án đối với những sai phạm trong nhiệm vụ được giao là việc vẫn thường diễn ra. Tuy nhiên những tiêu cực đó của các quan chức vẫn tồn tại và ngày càng tiêu cực hơn thì nguyên nhân vấn đề nằm ở đâu? Và nếu so sánh với những phiên tòa xử những người bất đồng chính kiến thì có gì khác biệt?

Ngày 8 Tháng Tư 2022 trong phiên xử liên quan đến 2 dự án, sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự và khu biệt thự sông núi Vĩnh Trung 2 cựu chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Nguyễn Chiến Thắng và ông Lê Đức Vinh bị truy tố về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

Trước khi tòa nghị án, 2 ông được nói lời sau với nội dung như sau:
Ông Thắng khóc nhận sai phạm, xin lỗi đảng và nhân dân tỉnh Khánh Hòa vì đã không hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian làm lãnh đạo tỉnh và mong được khoan hồng.

Ông Vinh thừa nhận có những thiếu sót, vi phạm trong triển khai dự án khu biệt thự sông núi Vĩnh Trung, nhận lỗi với đảng, nhà nước và nhân dân tỉnh Khánh Hòa, đồng thời cũng bày tỏ sự ân hận vì việc này.

Sau 5 ngày xét xử tòa tuyên bố sẽ tuyên án vào 13 tháng Tư tới. Nghĩa là 5 ngày thời gian nghị án. Đây có thể hiểu là thời gian lo chạy chọt để được hoan hồng tối đa. Cuối cùng chẳng có bao nhiêu “can phạm” bị truy trách nhiệm đúng mức với những thiệt hại do họ gây ra. Ngoài ra nhân thân, tuổi đảng cũng là những yếu tố rất quan trọng mà quan tòa dựa vào để đưa ra kết luận bản án.

Trái ngược với những can phạm là các quan chức CS phiên tòa xử người bất đồng chính kiến thường chỉ chóng vánh trong vài giờ là tuyên án với những tội danh mơ hồ (Điều 117, 331 v.v...) và những bản án luôn khắc nghiệt. Mục đích nhằm để trấn áp những tiếng nói và quan điểm khác với của đảng CSVN. Điểm đặc biệt là những bị cáo thường không nhận tội và rất hiên ngang trước vành móng ngựa.

Quan chức khóc, nhận tội và xin hoan hồng chỉ là diễn kịch mà dư luận luôn châm biếm, chế giễu.

Muốn công lý được thực hiện tại Việt Nam, phải có tư pháp độc lập và muốn đạt được điều đó thì người Việt còn phải đấu tranh rất nhiều.

Ngọc Thu
10/04/2022 

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen