Samstag, 4. Juni 2022

CSVN DUY TRÌ CHÍNH SÁCH T.Ử HÌNH NHẰM GIỮ CHẶT QUYỀN LỰC

 


Kết quả khảo sát tình hình án t.ử hình trên toàn thế giới trong năm 2021 của Ân xá Quốc tế vừa được công bố. Việt Nam là một trong những nước thực thi án t.ử hình nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới.

Là người Việt có lẽ bạn không khỏi giựt mình khi biết được kết quả khảo sát trên của Ân xá Quốc tế và nảy ra câu hỏi, phải chăng ở Việt Nam có quá nhiều người phạm t.ội nghiêm trọng đến nổi chỉ có án t.ử hình mới có thể duy trì được sự an bình cho xã hội?

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, hiện nay có 55 quốc gia (chiếm 28% trên tổng số 195 quốc gia) vẫn duy trì hình phạt t.ử hình, trong đó có Việt Nam, 104 quốc gia theo luật định đã bãi bỏ hình phạt này cho mọi loại tội, 8 quốc gia bãi bỏ cho những tội hình sự thông thường (ngoại trừ những tội đặc biệt hay t.ội ác chiến tranh) và 28 quốc gia trên thực tế đã bãi bỏ án t.ử hình.

Theo Ân xá Quốc tế, trên khắp đất nước VN có tất cả 11 cơ sở thi hành án t.ử hình và đều được vận hành suốt năm 2021 với ít nhất 119 án t.ử hình. Tuy nhiên con số thật sự có thể cao hơn.

Nhà cầm quyền CSVN từ trước tới nay không công bố số liệu về án t.ử hình vì họ xếp hạng thông tin về án t.ử hình vào mục bí mật nhà nước. Điều mà ai cũng rõ, người dân Việt Nam không có tiếng nói để gây áp lực đòi thay đổi bất cứ chính sách hay luật lệ nào của nhà nước. Vì thế việc giữ bí mật số liệu về án t.ử hình đơn thuần là để tránh áp lực từ các tổ chức nhân quyền hoặc các nhà nước Châu Âu nhằm bãi bỏ án t.ử hình.

Bộ luật Hình sự của Việt Nam hiện áp dụng hình phạt t.ử hình cho 18 trên tổng số 314 tội danh. Trong đó nhiều nhất là nhóm tội danh “xâm phạm an ninh quốc gia”. Điển hình là 2 bản án t.ử hình trong năm 2021 đối với các ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Ông Chức và ông Công bị buộc tội “g.iết người, chống người thi hành công vụ” trong cuộc bố ráp của hàng ngàn công an vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 dẫn đến cái c.hết của ông Lê Đình Kình - một nông dân giữ đất, và ba viên công an. 2 ông bị lãnh bản án t.ử hình trong những phiên tòa hoàn toàn thiếu minh bạch và không công bằng...

Ở một nước độc đảng như Việt Nam luật pháp bị thao túng bởi kẻ cầm quyền, tiếng nói của các người luật sư bào chữa không được lắng nghe thì án oan sai là không tránh khỏi...

Những trường hợp người ta thấy nhan nhãn như: Hồ Duy Hải với án t.ử hình treo lơ lững hơn mươì mấy năm nay mặc dầu có nhiều dấu hiệu cho thấy là vô tội.

Riêng nhà cầm quyền vẫn muốn duy trì án t.ử hình để tạo sự sợ hãi...Họ vốn cai trị đất nước bằng sự sợ hãi. Người dân sợ hãi sẽ không dám lên tiếng đòi hỏi hay chống đối bất cứ chính sách hay việc làm nào của họ, không dám thách thức quyền cai trị độc tôn của họ.

Ngọc Thu 
28/05/2022

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen