Montag, 27. Dezember 2021

NHỮNG CÔNG TRÌNH SAI PHẠM BỊ PHÁT HIỆN, BỊ XỬ PHẠT VÀ...TIẾP TỤC TỒN TẠI


 

Trong bài sẽ trình bày 2 trường hợp điển hình như sau:
1) Nhà hàng Panorama trên đèo Mã Pì Lèng (Hà Giang)
Nhà hàng Panorama là một trong những công trình từng khiến dư luận bức xúc vì “phá hỏng cảnh quan thiên nhiên” đèo Mã Pì Lèng, cao nguyên đá Đồng Văn. Công trình sau một năm, với sự vào cuộc của nhiều cơ quan, vẫn đứng sừng sững và trở nên đồ sộ hơn trước như một sự thách thức luật lệ.
Để giữ cảnh quan thiên nhiên và nét đẹp văn hóa của núi đồi miền Bắc, một công trình chỉ được phép có từ 1 đến 3 tầng, trong khi Panorama có hơn 6 tầng. Với sai phạm trên, lẽ ra tòa nhà này phải bị phá bỏ và chủ nhân của nó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thế nhưng sau khi cơ quan chức năng vào cuộc thì Panorama thậm chí còn bề thế hơn trước, cao hơn một tầng thay vì phải gọt bớt một tầng.
2) Chiếc cầu đáy kính ở Đà Lạt
Chiếc cầu đáy kính khổng lồ cao hơn 20m và dài hơn 220m, cắt ngang rừng, xâm phạm danh thắng quốc gia Thung lũng tình yêu. Công trình này bắt đầu xây dựng từ năm 2019 khi chưa có giấy phép, từng bị xử phạt, yêu cầu dừng thi công, thậm chí từng bị ấn định thời gian sẽ cưỡng chế tháo dỡ. Thực tế thì đến tận hôm nay, chiếc cầu vẫn hiên ngang tồn tại ở đó vì sai phạm trên được UBND tỉnh Lâm Đồng chính thức ... quên, thậm chí thừa nhận tính hợp pháp của cầu.
Điều gì đã giúp các công trình vẫn đứng vững như bàn thạch? Nếu cơ chế minh bạch, công minh, không tham nhũng thì những công trình sai phạm trên không có cơ hội để tồn tại. Cái hại, chỉ có thiên nhiên, người dân và sự nghiêm minh của pháp luật phải chịu.
Ngọc Thu

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen