Nhiều giáo viên dạy thêm vì tiền chứ không phải vì lợi ích của các em học sinh hay tình yêu với nghề nghiệp. Thực tế của vấn nạn này ra sao?
Theo khảo sát của VTC News, mỗi tháng dạy thêm người giáo viên có thể kiếm được 100 triệu - 120 triệu đồng. Số tiền này bằng lương tháng của người giáo viên cả năm. Được biết trung bình một lớp dạy thêm ở thủ đô có 40 học sinh, mỗi em đóng 60.000 đồng/ buổi, như vậy giáo viên dạy 8 buổi cũng thu về khoảng 20 triệu đồng/tháng. Một giáo viên phổ thông lương có thể từ 5-10 triệu đồng/tháng nhưng thu nhập từ dạy thêm có thể gấp 10 lần con số đó.
Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực:
- Giáo viên coi dạy thêm là công việc chính, dạy trên lớp chỉ là phụ.
- Dạy thêm đối với giáo viên không thể thiếu được vì đó nhu cầu cải thiện thu nhập.
- Giáo viên không từ bất kỳ thủ đoạn, chiêu trò nhằm lôi kéo, dụ dỗ, dọa nạt học sinh phải tham gia học thêm.
- Khi việc học thêm trở thành „bình thường“, giáo viên sẽ dễ bị tha hóa và chỉ còn biết chạy theo đồng tiền mà quên hẳn thiên chức giáo dục, vốn là nhiệm vụ của mình.
- Hình thành một cách hiển nhiên sự phân biệt đối xử đối với học sinh có và không học thêm.
- Sự phân biệt này chắc chắn ảnh hưởng nhiều lên tinh thần và cuộc đời học sinh.
- Phụ huynh không giàu có ắt chịu áp lực rất lớn vì ai cũng muốn con mình thành công trong việc học.
Những tiêu cực đến từ đâu?
Trước 1975, lương một người công chức có thể nuôi gia đình mà người vợ không cần phải bươn chải đi làm thêm. Sau 1975 với chính sách lương bổng của chế độ đồng lương công nhân viên nhà nước luôn thấp hơn mức sinh hoạt hằng ngày rất nhiều, vì thế người làm việc cho nhà nước, điển hình là giáo viên thường buộc phải kiếm thêm nghề tay trái để cải thiện cuộc sống.
Phê phán dạy thêm vì tiền chứ không phải vì lợi ích của các em học sinh hay tình yêu với nghề nghiệp thực ra thì không sai nhưng cần phải xét tại sao giáo dục của nước nhà lại lâm vào vấn nạn này.
Giá những ngân khoản dành để xây tượng đài nghìn tỷ được sử dụng vào việc xây dựng thêm trường học cũng như nâng mức lương lớp người gõ đầu trẻ thì có lẽ sẽ giải quyết những tiêu cực trên. Giáo viên không thể uống nước lã, ăn khoai mà có thể đứng lớp mãi. Đó là điều cần phải được thông cảm. Một sự thay đổi phải đến từ Bộ Giáo Dục cũng như từ chính sách của chính phủ đương thời.
Ngọc Thu
Theo khảo sát của VTC News, mỗi tháng dạy thêm người giáo viên có thể kiếm được 100 triệu - 120 triệu đồng. Số tiền này bằng lương tháng của người giáo viên cả năm. Được biết trung bình một lớp dạy thêm ở thủ đô có 40 học sinh, mỗi em đóng 60.000 đồng/ buổi, như vậy giáo viên dạy 8 buổi cũng thu về khoảng 20 triệu đồng/tháng. Một giáo viên phổ thông lương có thể từ 5-10 triệu đồng/tháng nhưng thu nhập từ dạy thêm có thể gấp 10 lần con số đó.
Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực:
- Giáo viên coi dạy thêm là công việc chính, dạy trên lớp chỉ là phụ.
- Dạy thêm đối với giáo viên không thể thiếu được vì đó nhu cầu cải thiện thu nhập.
- Giáo viên không từ bất kỳ thủ đoạn, chiêu trò nhằm lôi kéo, dụ dỗ, dọa nạt học sinh phải tham gia học thêm.
- Khi việc học thêm trở thành „bình thường“, giáo viên sẽ dễ bị tha hóa và chỉ còn biết chạy theo đồng tiền mà quên hẳn thiên chức giáo dục, vốn là nhiệm vụ của mình.
- Hình thành một cách hiển nhiên sự phân biệt đối xử đối với học sinh có và không học thêm.
- Sự phân biệt này chắc chắn ảnh hưởng nhiều lên tinh thần và cuộc đời học sinh.
- Phụ huynh không giàu có ắt chịu áp lực rất lớn vì ai cũng muốn con mình thành công trong việc học.
Những tiêu cực đến từ đâu?
Trước 1975, lương một người công chức có thể nuôi gia đình mà người vợ không cần phải bươn chải đi làm thêm. Sau 1975 với chính sách lương bổng của chế độ đồng lương công nhân viên nhà nước luôn thấp hơn mức sinh hoạt hằng ngày rất nhiều, vì thế người làm việc cho nhà nước, điển hình là giáo viên thường buộc phải kiếm thêm nghề tay trái để cải thiện cuộc sống.
Phê phán dạy thêm vì tiền chứ không phải vì lợi ích của các em học sinh hay tình yêu với nghề nghiệp thực ra thì không sai nhưng cần phải xét tại sao giáo dục của nước nhà lại lâm vào vấn nạn này.
Giá những ngân khoản dành để xây tượng đài nghìn tỷ được sử dụng vào việc xây dựng thêm trường học cũng như nâng mức lương lớp người gõ đầu trẻ thì có lẽ sẽ giải quyết những tiêu cực trên. Giáo viên không thể uống nước lã, ăn khoai mà có thể đứng lớp mãi. Đó là điều cần phải được thông cảm. Một sự thay đổi phải đến từ Bộ Giáo Dục cũng như từ chính sách của chính phủ đương thời.
Ngọc Thu
2/01/2022
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen