Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc đã khiến Việt Nam trở thành 1 trong những điểm đến của các doanh nghiệp nước ngoài khi họ vừa muốn tiếp tục khai thác sức lao động rẻ tại các nước lân cận TQ vừa có thể tránh thuế quan áp đặt của Hoa Kỳ. Những khu trung tâm công nghiệp như Tp HCM, Bình Dương và Đồng Nai trở nên nhộn nhịp hơn và đẩy nền kinh tế VN lên với những con số GDP rất đẹp mắt.
Thế nhưng đợt bùng phát COVID-19 lần thứ tư tại Việt Nam buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải cân nhắc dời nhà máy của họ trở lại Trung Quốc. Lý do là do chính sách chống dịch cực đoan của nhà cầm quyền. Phong tỏa, lập chốt kiểm soát, ngăn sông cấm chợ khiến xã hội VN bị tê liệt và kinh tế qua đó bị kiệt quệ.
Sau hơn 3 tháng phong tỏa nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mới chỉ dần bắt đầu nới lỏng các hạn chế nhưng vẫn chưa thể cứu vãn mức độ giảm mạnh sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp ngoại quốc. Lợi nhuận ròng của các thương hiệu toàn cầu bắt đầu bị ảnh hưởng nặng nề.
Adidas cho biết việc chậm trễ sản xuất tại Việt Nam sẽ khiến công ty bị mất doanh thu 600 triệu Mỹ Kim trong năm nay.
Thương hiệu Home Meridian International ước tính, doanh số bán hàng sẽ giảm 30% trong tam cá nguyệt này do kết quả của lệnh đóng cửa doanh nghiệp.
Phản ứng của những doanh nghiệp FDI bằng cách rút lui khỏi Việt Nam là điều đương nhiên. Thế nhưng đó có phải là nỗi đau của đất nước khi trước đây ít lâu họ từ TQ chuyển sang VN, nay lại từ VN chuyển lại TQ? Sự tổn thất về kinh tế và an sinh xã hội của VN là do chính sách chống dịch sai lầm của nhà cầm quyền.
Ngọc Thu
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen